Quy định của hãng bay đối với phụ nữ mang thai

Nếu Quý khách đang mang thai, xin vui lòng tham khảo một số lưu ý chính sau trước khi đặt vé máy bay.

  • Luôn phải hỏi ký kiến bác sĩ trước khi đặt chỗ để quý khách biết được liệu mình có an toàn khi bay không.
  • Khi quý khách vào quý thứ ba của thai kỳ (vào lúc được 28 tuần) thì quý khách cần mang thư hoặc chứng nhận của bác sỹ chuyên khoa trong đó chỉ rõ quý khách đủ sức khỏe được bay
  • Nếu Quý khách trong tình trạng đa thai, hay gặp vấn đề khi mang thai, Quý khách cần có giấy xác nhận sức khỏe  trước khi Quý khách thực hiện chuyến bay
  • Chúng tôi không đảm bảo rằng việc đi máy bay là an toàn cho Quý khách và thai nhi trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.

Hành khách có thai phải thông báo việc có thai tại thời điểm mua vé và tại quầy làm thủ tục đăng ký chuyến bay!

1. Quy định các hãng hàng không nội địa với phụ nữ mang thai:

Hãng Vietjet Air: (Tổng đài vietjet 19001886)

Mang thai từ 27 tuần tuổi trở xuống:

Nên cầm theo sổ khám thai, phiếu siêu âm có xác định tuần tuổi của thai (có thể hãng không yêu cầu- Tùy sân bay).

Phải ký bản miễn trừ trách nhiệm tại thời điểm làm thủ tục đăng ký chuyến bay để miễn trừ cho Viejet bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh sau đó.

- Mang thai từ 28-32 Tuần tuổi:

 a. Phải xuất trình giấy xác nhận của bác sỹ; Giấy xác nhận của bác sỹ cần xác nhận số tuần có thai và hành khách đủ sức khỏe để thực hiện chuyến bay; giấy xác nhận phải được phát hành trong vòng 07 (bảy) ngày tính từ ngày khởi hành của chuyến bay đi hoặc ngày khởi hành của chuyến bay về dự kiến tùy từng trường hợp; và
 b. Phải ký bản miễn trừ trách nhiệm tại thời điểm làm thủ tục đăng ký bay để miễn trừ cho Vietjet bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh sau đó. 

- Phụ nữ mang thai trên 32 tuần: Vietjet không chấp nhận vận chuyển.

Hãng Jetstar Pacific: ( Tổng đài  19001550)

- Thời gian mang thai dưới 28 Tuần:

Được chấp nhận vận chuyển như bình thường, tuy nhiên cần cầm theo:

 Sổ khám thai định kỳ, phiếu siêu âm có xác định tuần tuổi của thai.

 Ký giấy miễn trừ trách nhiệm ở sân bay.

- Mang thai từ 28-35 tuần tuổi:

Được vận chuyển nếu có:

    Sổ khám thai định kỳ,  Giấy xác nhận của bác sỹ (không quá 10 ngày so với ngày khởi hành) đủ sức khỏe để bay, trong đó nói là tình trạng mẹ & bé bình thường, ko hạn chế di chuyển, ghi rỏ tuần tuổi của thai, ngày dự sinh.

Ký giấy miễn trừ trách nhiệm tại sân bay

- Mang thai từ 36 tuần tuổi trở lên:

  Hãng từ chối vận chuyển

Hãng Vietnam Airline: (Tổng đài 19001100)

- Mang thai dưới 32 tuần tuổi:

  Được chấp nhận vận chuyển như hành khách thông thường. Tuy nhiên hành khách cần khai báo ngoài sân bay và điền thông tin theo mẫu tại sân bay.

Thời gian mang thai từ 32-36 tuần tuổi: 

Bà bầu cần đi khám sức khỏe tại bệnh viện lớn (bệnh viện nhỏ, tư nhân,.. ít được chấp nhận), có xác định độ tuổi của thai, ngày dự sinh.

Có giấy xác nhận của Bác Sĩ (trong đó nói là tình trạng mẹ & bé bình thường, ko hạn chế di chuyển).

Đem theo Sổ khám thai định kỳ.

 Lưu ý VNA quy định các giấy tờ được lập trong vòng 14 ngày trước chuyến bay.

- Trên 36 Tuần tuổi: Vietnam airline từ chối vận chuyển.

Các trường hợp đặc biệt:

- Không xác định được rõ thời gian mang thai hay thời gian sinh nở; hoặc

- Trước đó đã từng sinh đôi, sinh ba...; hoặc

- Có thể có những trục trặc trong khi sinh; hoặc

- Có thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Hành khách phải xác nhận sức khỏe trước chuyến bay, ký giấy miễn trừ trách nhiệm ngoài sân bay.

Mang theo Sổ Khám thai, Giấy xác nhận sức khỏe trước chuyến bay, giấy được lập trong vòng 14 ngày trước chuyến bay.

2. Quy định các hãng hàng không quốc tế:

Đối với các hãng hàng không quốc tế, quy định mang thai cũng có khác nhau, tuy nhiên hành khách cần xác định mức độ an toàn với các chuyến bay quốc tế.

Chúng tôi sẽ tư vấn kỹ hơn tùy theo từng hãng, khi quý khách có vé.

Tuy nhiên các giấy tờ liên quan và quy định về cơ bản tương tự như bay trong nước, quý khách lưu ý để chuẩn bị đầy đủ.

3. Một số câu hỏi thường gặp:

- Quy trình thủ Thủ tục đi máy bay cho bà bầu?

Hành khách cần chuẩn bị đủ các loại giấy tờ cần thiết theo quy định ở trên (Lưu ý áp dụng theo từng hãngkhi ra sân bay làm thủ tục.

Khi làm thủ tục check in cần khai báo với nhân viên của hãng, hành khách sẽ được yêu cầu điền thông tin và ký vào giấy miễn trừ trách nhiệm tại sân bay, để thực hiện chuyến bay như bình thường.

Nếu quý khách có yêu cầu hỗ trợ gì, hãy thông báo trước với bộ phận mặt đất, ngoài ra nên chọn hàng ghế đầu có chổ để chân rộng để đảm bảo cho chuyến bay dài.

- Bà bầu đi máy bay có ảnh hưởng gì không?

 Khuyến cáo phụ nữ không nên đi máy bay khi đang mang thai, nhất là thai phụ đang ở quý 3 của thai kỳ (3 tháng cuối).

 Lý do thứ nhất là do áp suất thay đổi theo độ cao khiến sự lưu thông máu trong cơ thể bị thay đổi, dòng máu nuôi dưỡng thai nhi chảy không đồng đều, gây kích thích tử cung và dễ sinh non.

 Lý do thứ hai, trên máy bay mọi người thường phải ngồi. Với thai phụ, ngồi nhiều trong môi trường áp suất thay đổi sẽ gây ứ đọng máu ở phần dưới cơ thể. "Máu về tim ít hơn sẽ gây ra nhiều vấn đề huyết áp, hình thành cục máu đông. Thai càng to thì nguy cơ càng trầm trọng",

Thai phụ có vấn đề về sức khỏe tuyệt đối không nên đi máy bay. "Thai phụ hay bị tăng huyết áp, tim mạch trong thai kỳ, mắc bệnh tiểu đường, có vấn đề về nước ối, nhau thai hoặc chảy máu âm đạo, tiền sử sinh non, hoặc có tiền sử máu vón cục kể cả trước khi mang thai, đã từng sinh đôi sinh ba... không nên di chuyển bằng máy bay".

không nên ngồi trên máy bay quá lâu dễ dẫn đến hiện tượng sinh non, tăng huyết áp và những cục máu đông trong các tĩnh mạch ở chân. Tốt nhất chỉ nên chọn những chuyến đi có thời gian di chuyển tối đa không quá 6 tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó, bà bầu cũng không nên xách, mang, vác hành lý quá nặng trong chuyến đi. Nên nhờ người khác giúp nếu phải mang hành lý.

- Bầu dưới 3 tháng có nên đi máy bay không?

 Máy bay được coi là an toàn nhất so với các loại hình vận tải công cộng khác. Tuy nhiên theo các bác sĩ, thời gian “bà bầu” đi máy bay an toàn nhất là 3 tháng giữa của thai kỳ (tuần 18 đến tuần 24) để giảm thiểu tối đa những nguy hiểm có thể xảy ra như sảy thai hoặc sinh non.

Tuy nhiên, nếu đang mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên cân nhắc kỹ xem có nên di chuyển bằng máy bay hay không. Nếu bà bầu bị nôn nghén nhiều, mệt mỏi thì không nên đi máy bay. Bởi, khi đi máy bay, các triệu chứng trong thai kỳ sẽ trầm trọng hơn.

- Đi máy bay sau khi sinh ?

 Hành khách cần có tờ khai y tế nếu muốn thực hiện chuyến bay sau khi sinh trong vòng 7 ngày. Trẻ sơ sinh sau khi sinh 48 giờ không được phép bay, các hãng hầu như không chấp nhận vận chuyển trẻ mới sinh dưới 14 ngày.

-----------@@----------------

Chuẩn bị cho chuyến bay

Việc đặt vé máy bay cần được tiến hành sớm. Song song đó, bạn cần hoàn tất các thủ tục chứng nhận sức khỏe theo quy định của hãng hàng không. Nên ăn uống đầy đủ khi lên máy bay, tránh ăn những thức ăn và đồ uống có ga.

Trong chuyến bay, bạn cần bổ sung nhiều nước, mặc quần áo rộng, thoải mái, di chuyển qua lại trong khoang hành khách nếu có thể. Bạn cũng có thể tập một vài động tác tại chỗ để trở nên tỉnh táo và sảng khoái hơn. Khi thắt dây an toàn, bạn cần để dây ở vị trí dưới bụng, ngang qua phần xương chậu, nếu dây quá chật, nên tìm sự giúp đỡ từ các tiếp viên.

  • Aeroflot
  • Air Asia
  • All Nippon Airways
  • American Airlines
  • Asiana Airlines
  • Cathay Pacific
  • CebuPacific
  • China Air
  • China Southern Airlines
  • EVA AIR
  • Emirates Airlines
  • Etihad Airway
  • HAHN AIR
  • Japan Airlines
  • Jetstar Pacific
  • KLM
  • Korean Air
  • Lion Air
  • Luthansa
  • Qantas
  • Singapore Airlines
  • Thai Airways
  • Tiger airways
  • Turkish Airlines
  • United Airlines
  • Vietjet air
  • Vietnam Airlines